Hồ sơ Bạn đọc Tra cứu Bản tin Thư mục Tài trợ Chủ đề

BẢN TIN

  • GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 1-2025
  • 2025-02-11 09:44:40
  • TRƯỜNG THCS VẠN THÁI

    GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 1/2025

    Giới thiệu cuốn sách “Hà Nội 36 phố phường”

    Các bạn đọc thân mến!

    “Dù có đi bốn phương trời lòng vẫn nhớ về Hà Nội”. Quả thật ai đã từng sinh ra và lớn lên ở Hà Nội thì không thể quên được tình yêu dành cho Hà Nội- một tình yêu không dễ gọi tên, chỉ biết ngắm nhìn trân trọng và nâng niu. Cuốn sách  “Hà Nội 36 phố phường”  chính là tác phẩm giúp ta hiểu hơn về  Hà Nội như thế, hiểu thêm những nét đẹp của Hà Nội yêu dấu.

    Hà Nội 36 phố phường là tập bút kí nổi tiếng của nhà văn Thach Lam, tập hợp lại những bài viết in trên báo sau khi ông qua đời do nhà xuất bản Văn học phát hành. Thạch Lam (1910-1942) tên thật là Nguyễn Tường Lân sinh tại Hà Nội nhưng thời thơ ấu sống ở quê ngoại Cẩm Giàng, Hải Dương. Ông là cây bút tiêu biểu thuộc nhóm Tự lực văn đoàn.

    Hà Nội 36 phố phường” chủ yếu viết về chuyện phố, chuyện phường, đời sống dân sinh, đặc biệt đi sâu về những thức quà chỉ riêng nơi đây mới có. Trên mỗi trang viết giản dị, mộc mạc là hình ảnh một Hà Nội xưa quyến rũ  lạ kì, níu chân bất cứ vị khách nào lại qua. Đó là những hình ảnh  mái nhà cổ kính bên những con đường quanh co… giữa không gian êm ả, thanh bình. Đọc xong cuốn sách độc giả sẽ cảm nhận được toàn bộ vóc dáng và tâm hồn Hà Nội xưa.

    Cuốn sách tập hợp hai mươi mốt bài kí nhỏ như hai mươi mốt bức họa đầy hoài niệm, dựng nên hình bóng Hà Nội xưa với những cảnh đời khác nhau. Đó có thể là những phụ nữ tần tảo, sống một cuộc đời lầm lũi, vất vả với gánh nặng cơm áo gạo tiền. Nhưng thấp thoáng giữa các số phận éo le đó lại ẩn hiện tình yêu đôi lứa trong sáng và thuần khiết. Tất cả đều là những câu chuyện về những con người Hà Nôi, nép mình dưới những khu phố khác nhau với những mảnh ghép cuộc đời khác nhau, hiện lên đơn sơ bằng ngòi bút chân thực của tác giả. Ông đã nhắc đến nghệ thuật “ Biển hàng” đang dần dần biến mất vì sự Tây hóa và học đòi của các chủ quán khiến văn hóa Tiếng Việt bị lu mờ.

    Với “Hà Nội 36 phố phường” tác giả cũng bày tỏ lòng thương cảm tới những người bán rong- những thân phận bé nhỏ lam lũ kiếm sống trong đêm. Chỉ qua một tập tùy bút nhỏ, độc giả đã có thể thấy tâm hồn một Thạch Lam như đồng điệu với Thăng Long cổ kính, thanh tao. Nhà văn phố huyện Cẩm Giàng đôi khi chỉ cần vài ba dòng, vài ba câu mà gợi được cả hình ảnh về Hà Nội, không phải  ở những khung cảnh sôi động, ồn ào, không phải ở những vấn đề xã hội gay gắt mà như một góc khuất lặng lẽ và với người nào yêu Hà Nội lắm thì mới có thể  nhận ra. Với một lối hành văn nhẹ nhàng thanh thoát, Thạch Lam đã bất tử hóa những cái bình thường, làm rung động con tim người mến thương Hà Nội. Giọng văn của Thạch Lam không gay gắt khoa trương mà nhỏ nhẹ như một lời thủ thỉ của thiếu nữ đang tâm tình với người thương. Tác phẩm là lời nhắc nhở chúng ta cần giữ gìn văn hóa, cội nguồn của dân tộc, xây dựng thủ đô ngày càng giàu đẹp hơn.

    Hà Nội 36 phố phường” đã thể hiện tấm lòng của Thạch Lam đối với văn hóa và quá khứ của Hà Nội. Ai trong chúng ta cũng nên trong tay có cuốn sách này để tự mình thả hồn vào dòng lịch sử mênh mang của thủ đô yêu dấu và cảm nhận thực sự những nét đẹp của Hà Nội. Cuốn sách đang có trong thư viện  trường THCS Vạn Thái với số đăng kí cá biệt là TK.02217.

    Mời các bạn đón đọc. Hẹn các bạn vào buổi giới thiệu sách lần sau.

                                                                  Vạn Thái, ngày 9 tháng 1 năm 2025

        Người viết                                                     T/M tổ trưởng

     

     

     

        TẠ THỊ TẠ                                                  HÀ THỊ KIM DUNG

  • Xem chi tiết
  • GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 12-2024
  • 2024-12-24 07:51:45
  • GIỚI THIỆU SÁCH

    THÁNG 12- 2024

    Cuốn sách: Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm

    Tác giả: Đặng Kim Trâm chỉnh lý, Vương Trí Nhàn giới thiệu

    Cô chào tất cả các em!

              Hòa chung với không khí cả nước, hân hoan đón chào ngày thành lập quân đội Việt Nam 22/12.Cô xin trân trọng giới thiệu với các em tác phẩm “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” . Người phụ nữ Việt Nam mà cả thế giới biết đến họ là những o du kích, những cô thanh niên xung phong, những bà mẹ nuôi quân,những kĩ sư bác sĩ…tất cả tất cả trên mặt trận nào họ đều có mặt họ đã lầm nên lịch sữ. Họ xứng đáng được các nhà thơ của thế kỉ 20,dùng những ngôn ngữ xuất sắc trân trọng để ngợi ca về họ:

    Lứa chống Mĩ lòng anh hùng chín rộ

    Như bụng tằm vàng óng một mùa tơ

    Chị em tôi tỏa ánh vàng lịch sử

    Nắng cho đời nên cũng nắng cho thơ

          Các em thân mến! thời chống Mĩ đã từng có một nữ bác sĩ, một người con gái tên là Đặng Thùy Trâm, Tác giả của những dòng nhật kí mà cô muốn giới thiệu với các em hôm nay, với tất cả lòng thành kính biết ơn và ngưỡng mộ. Họ thuộc về một lớp người khá đặc biệt trong đời sống tinh thần xã hội ta sau năm 1945 họ có mặt trong công cuộc chiến đấu chống Mĩ từ những năm đầu tiên. Khi ở miền Nam các cơ sỡ cách mạng,triển khai đến tận nhiều huyện đồng bằng và toàn quốc. Họ là những người thuộc lứa nữ thanh niên đầu tiên, được đào tạo theo tinh thần của những người kháng chiến chống Pháp cái tinh thần cuộc sống mới “ gian khổ mà hào hùng ”   Tốt nghiệp đại học năm 1966, Thùy Trâm xung phong đi khá xa, vào tận Đức Phổ, Quãng Ngãi. Ở đó chị làm công việc đặc trưng của người phụ nữ trong chiến tranh, là phthuytramụ trách một bệnh viện huyện, chị đi với một niềm tin chiến thắng. Đó là thứ niềm tin mang đầy thánh thiện chi phối hành động mọi người, họ lao vào chiến tranh lúc ấy không phải chỉ là nghĩa vụ mà còn là niềm ao ước là vinh dự mà họ cảm thấy phải dành bằng được. Những trang nhật kí của chị đầy xúc động lòng người. Tái hiện lại cuộc chiến tranh khóc liệt của nhân dân ta, trong những năm thời kì đầu kháng chiến chống Mĩ. Với cách viết nhật ký chân thành mộc mạc đầy nhiệt huyết kháng chiến, của người con gái tri thức chân yếu tay mềm, đã chinh phục được người lính

    Bên kia chiến tuyến, phải cứu bằng được nhật kí trong khói lửa đạn bom họ muốn nói tới cái sự việc từng ám ảnh họ một thời gian dài. Người bác sĩ này đã đứng ra cầm súng bảo vệ cho những thương binh, và đã ngã xuống như một người lính vừa rời tay súng. Trong vai trò một nữ bác sĩ chị luôn yêu thương mọi người chia sẽ niềm vui với mọi người đau với nỗi đau của người bệnh chăm sóc thương bing hết lòng. Cô xin mời các em nghe lại một đoạn nhật ký chị Thùy Trâm 17/6/1970 “…”

         Các em thân mến! Tuy cái chết không được miêu tả nhiều trong nhật ký, nhưng trong tâm trí chị Thùy Trâm nó luôn luôn có mặt, nó đứng thấp thoáng đằng sau các sự kiện với chị cuộc đối diện với cái chết làm nên một phần nội dung cuộc sống tức là cũng làm nên một vẻ đẹp cao thượng của “những bông hoa bất tử” đó là những bông hoa chỉ biết “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”, với Thùy Trâm nhật ký đã trở thành một phần cuộc đời trong nhật ký chị tìm ra một con người khác với Thùy Trâm mà mọi người vẫn vẫn biết hằng ngày để chia sẽ để thú nhận để tìm thêm niềm tin. Chị khao khát đến cháy lòng ngày hòa bình thống nhất Bắc- Nam để về với mẹ, với mảnh đất Hà Thành thân yêu nơi quê hương yêu dấu và cả những kỉ niệm thơ mộng của một thời sinh viên y khoa đầy khát vọng tuổi xuân và dòng nhật kí sau đây đã thể hiện điều đó : ngày 18 tháng 6 năm 1970 “…” nhà thơ Tố Hữu đã từng viết “ồ thích thật bài thơ miền Bắc…đời trẻ lại ttất cả làm Cách mạng”.

        Nhật ký Đặng Thùy Trâm đã trở thành cuốn sách nổi tiếng, không chỉ được độc giả Việt Nam đón nhận như một biểu tượng sáng ngời về đức hy sinh về tình yêu Tổ quốc của người phụ nữ Việt Nam. Mà ảnh hưởng của cuốn sách đã vượt qua biên giới, với sự cảm hóa mạnh mẽ vì những trang nhật ký của chịi thấm đẫm tình đồng chí, đồng đội, tình yêu Tổ quốc. Chị vào chiến trường miền Nam phục vụ với phương châm của lớp thanh niên thời đó “thà quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Những lúc khó khăn tưởng chừng như không vượt qua nổi, cuốn nhật ký với chị lại ngồi tâm sự với nhau. Nó như một người bạn để chị giãi bày vượt qua. Mời các em nghe những dòng nhật ký thổn thức sau “…” chính những lời tâm sự đó làm ta cảm động đến thắt lòng và nhắc nhở mỗi chúng ta là thế hệ mai sau phải sống thế nào cho xứng đáng với sự hy sinh mất mát của họ.

        Cuốn nhật ký Đặng Thùy Trâm- một nữ bác sỹ- một cây bút không chuyên thu hút bạn đọc không phải vì tài văn chương, mà bằng hiện thực lịch sử chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta, bằng sự hy sinh cao cả, bằng tình yêu đồng chí đồng đội, và cao hơn nữa là tình yêu Tổ quốc. Góp phần điểm thêm một dấu son chói lọi cho truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam anh hùng. Cuốn sách được in trên khổ giấy 13×20.5 cm với cách minh họa tài tình của họa sỹ Hữu Khoa quang cảnh bệnh xá Phổ Đức, Quảng Ngãi thời chiến tranh được tái hiện một cách rõ nét trên trang bìa hình ảnh chị Thùy Trâm ngồi suy tư viết những dòng nhật ký với chiếc bút máy Trường Sơn theo chị đi khắp chiến trường bên cạnh khẩu súng ak chuẩn chị lên đạn trong một tư thế sẵn sàng chiến đấu. Những kỉ vật ấy đã trở thành những di vật lịch sử thời chiến mà hôm nay chúng ta không khỏi vinh dự tự hào về truyền thống anh hùng của người phụ nữ Việt Nam. Liệt sỹ Đặng Thùy Trâm, một phần của cuộc chiến tranh vô cùng khốc liệt. Nhưng đầy bi tráng và đầy tự hào đó được khắc họa chân thực qua những dòng nhật ký. Chúng ta là những thế hệ con cháu được thừa hưởng cuộc sống hòa bình độc lập. Được sống, học tập và rèn luyện dưới mái trường thân thiện xã hội chủ nghĩa. Thì những dòng nhật ký kể trên rất cần thiết với chúng ta, nó như một động lực thúc đẩy giúp chúng ta ohải cố gắng học tập và rèn luyện để xây dựng Tổ quốc ngày một văn minh hiện đại xứng đáng với sự mất mát hy sinh của họ. Nhật ký Đặng Thùy Trâm sẽ không phụ lòng với các em tìm đến. Cô chúc các em học tập thật tốt để xứng đáng với truyền thống Việt Nam anh hùng. Cô xin cám ơn.

     

    Vạn Thái, ngày 9 tháng 12 năm 2022

    T/M Tổ Trưởng

    P. Hiệu Trưởng

     

     

     

                    Hà Thị Kim Dung

    Người viết bài

     

     

     

                  Nguyễn Thị Thu Hiền

  • Xem chi tiết
  • THƯ MỤC CHUYÊN ĐỀ:
  • 2025-02-10 10:15:31
  • THƯ MỤC CHUYÊN ĐỀ GIỚI THIỆU SÁCH PHÁP LUẬT

    LỜI NÓI ĐẦU

    Chúng ta biết: Bản chất của Luật pháp  phản ánh bản chất của Nhà nước đặt ra nó. Nhà nước kiểu nào thì pháp luật kiểu đó. Chính vì vậy, luật pháp có tính chất giai cấp. Luật pháp còn có tính xã hội vì nó chứa đựng những chuẩn mực chung được số đông trong xã hội ủng hộ. Nếu không luật pháp sẽ bi chống đối.Luật pháp có tính dân tộc, nghĩa là phù hợp với truyền thống, tập quán, giá trị đạo đức của các dân tộc trong đất nước. Bản chất này cho phép luật pháp gần gũi  với dân chúng, được dân chúng ủng hộ, do đó mà có hiệu quả điều chỉnh lên các quan hệ xã hội. Luật pháp có tính thời đại, nghĩa là phù hợp với trình độ phát triển kinh tế của đất nước, có khả năng hội nhập với luật pháp quốc tế.
               Về mặt nội dung, luật pháp có tính quy phạm phổ biến; Về mặt hình thức, luật pháp có tính chặt chẽ.  Luật pháp được đảm bảo bằng Nhà nước.Sau khi đặt ra luật pháp, Nhà nước đưa luật pháp vào đời sống thông qua các cơ quan Nhà nước, các thiết chế chính trị, các cán bộ, nguồn lực tài chính, các phương pháp quản lý đặc biệt là phương pháp cưỡng chế. Nó giúp xã hội công bằng bác ái và ổn định.

      Do đó mỗi công dân trong một nước nói riêng, và là con người sống trong cộng đồng các dân tộc trên toàn thế giới nói chung cần phải hiểu, biết và làm đúng các quy định, quy ước (Luật pháp) ban hành để mọi người có thể sống chung hòa hợp tốt đẹp với nhau hơn.

     Muốn thực hiện điều này, không dễ chút nào! Mỗi chúng ta phải tự nghiên cứu học hỏi qua sách báo, qua tin tức, thông báo của đài phát thanh, truyền hình, phương tiện nghe nhìn v.v

    Để giúp thầy, cô và học sinh dễ dàng tìm hiểu, nhanh chóng tìm ra những sách Luật cần thiết cho mình. Thư viện trường THCS Vạn Thái biên soạn  “Thư mục chuyên đề giới thiệu sách Pháp Luật” .Thư viện trường THCS Vạn thái hân hạnh giới thiệu đến quý bạn đọc.

                                                           Vạn Thái, ngày 24 tháng 12 năm 2024

                                                                                            Biên soạn

     

                                                                                           Vũ Thị Hoa

  • Xem chi tiết