THƯ MỤC CHUYÊN ĐỀ GIỚI THIỆU SÁCH PHÁP LUẬT
LỜI NÓI ĐẦU
Chúng ta biết: Bản chất của Luật pháp phản ánh bản chất của Nhà nước đặt ra nó. Nhà nước kiểu nào thì pháp luật kiểu đó. Chính vì vậy, luật pháp có tính chất giai cấp. Luật pháp còn có tính xã hội vì nó chứa đựng những chuẩn mực chung được số đông trong xã hội ủng hộ. Nếu không luật pháp sẽ bi chống đối.Luật pháp có tính dân tộc, nghĩa là phù hợp với truyền thống, tập quán, giá trị đạo đức của các dân tộc trong đất nước. Bản chất này cho phép luật pháp gần gũi với dân chúng, được dân chúng ủng hộ, do đó mà có hiệu quả điều chỉnh lên các quan hệ xã hội. Luật pháp có tính thời đại, nghĩa là phù hợp với trình độ phát triển kinh tế của đất nước, có khả năng hội nhập với luật pháp quốc tế.
Về mặt nội dung, luật pháp có tính quy phạm phổ biến; Về mặt hình thức, luật pháp có tính chặt chẽ. Luật pháp được đảm bảo bằng Nhà nước.Sau khi đặt ra luật pháp, Nhà nước đưa luật pháp vào đời sống thông qua các cơ quan Nhà nước, các thiết chế chính trị, các cán bộ, nguồn lực tài chính, các phương pháp quản lý đặc biệt là phương pháp cưỡng chế. Nó giúp xã hội công bằng bác ái và ổn định.
Do đó mỗi công dân trong một nước nói riêng, và là con người sống trong cộng đồng các dân tộc trên toàn thế giới nói chung cần phải hiểu, biết và làm đúng các quy định, quy ước (Luật pháp) ban hành để mọi người có thể sống chung hòa hợp tốt đẹp với nhau hơn.
Muốn thực hiện điều này, không dễ chút nào! Mỗi chúng ta phải tự nghiên cứu học hỏi qua sách báo, qua tin tức, thông báo của đài phát thanh, truyền hình, phương tiện nghe nhìn v.v
Để giúp thầy, cô và học sinh dễ dàng tìm hiểu, nhanh chóng tìm ra những sách Luật cần thiết cho mình. Thư viện trường THCS Vạn Thái biên soạn “Thư mục chuyên đề giới thiệu sách Pháp Luật” .Thư viện trường THCS Vạn thái hân hạnh giới thiệu đến quý bạn đọc.
Vạn Thái, ngày 24 tháng 12 năm 2024
Biên soạn
Vũ Thị Hoa